Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Công ty dịch thuật Bình Dương ở địa chỉ nào ạ? E cần mọi người tư vấn

Hỏi: Công ty dịch thuật Bình Dương ở đâu thế ạ? E đang tìm để dịch hồ sơ xin VISA tại Bình Dương

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương là đơn vị cung cấp dịch vụ dịch thuật uy tín tại Địa Bàn Bình Dương. Công ty có địa chỉ tại 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương được thành lập từ đội ngũ Biên Phiên dịch với tâm huyến cao với nghề, cùng với với tập thể lãnh đạo đam mê và nhiệt huyết. Chúng tôi có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận tâm, Công ty dịch thuậtBình Dương đã làm hài lòng hàng nghìn khách hàng trong và ngoài nước

Chúng tôi tự hào được cung cấp dịch vụ dịch thuật thường xuyên cho hàng triệu khách hàng trong nước và khách hàng Quốc tế, cùng với đó là khả năng cung cấp Dịch thuật và Phiên dịch hơn 50 ngôn ngữ thế giới. Dẫn đầu trong ngành dịch thuật, Công ty dịch thuậtvề khả năng cung cấp đa dạng Ngôn ngữ dịch thuật.

Công ty dịch thuật Bình Dương hướng tới mục tiêu cung cấp cho các Quý khách hàng dịch vụ dịch thuật hàng đầu Việt Nam và mong muốn phát triển ngành dịch thuật Việt Nam vươn tầm ra thế giới.

Các dịch vụ ngôn ngữ tuyệt vời mà Dịch thuật Chuẩn cung cấp:Dịch thuật chuẩn xác trên 50 ngôn ngữ

Công chứng ngay trong ngày, công chứng đa ngôn ngữ

Phiên dịch chuyên nghiệp 24/7

Dịch vụ Hợp pháp hóa lãnh sự.

Tư vấn Visa, Du học

Chúng tôi đã dịch thuật, dich thuật công chứng, phiên dich hàng ngàn dự án trên 50 ngôn ngữ gồm: Tiếng Anh, Trùn, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ….. uy tín toàn quốc, chúng tôi là đối tác tin cậy của nhiều Tập Đoàn, Doanh nghiệp và Tổ chức lớn.

Địa chỉ công ty  dịch thuật Bình Dương 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Sdt: 0963.918.438

Vết bùn ở ống quần tố cáo lời nói dối của cô vợ

Khi chạy tới nơi, Doug thấy người phụ nữ hét lên "sao anh không mặc áo khoác?" rồi gục khóc bên người đàn ông nằm trên mặt đất. Ánh mắt của Doug dừng lại tại vết máu đang loang rộng trên ngực người đàn ông. "Lại một người nữa chết vì đạn lạc trong lúc săn", Doug nghĩ.

Sau khi xác nhận nạn nhân đã không thể cứu chữa, Doug gọi 911 báo tin và chờ đồng nghiệp tới nơi. Hôm đó là ngày 15/10/1995.

Một lúc sau, cảnh sát xuất hiện tại hiện trường thuộc Vườn quốc gia Uncompahgre thuộc bang Colorado. Qua tìm hiểu, cảnh sát xác định nạn nhân là Bruce Dodson (48 tuổi), người phụ nữ khóc là Janice Dodson, vợ của Bruce.

Khi được lấy lời khai, Janice Dodson kể chồng rời trang trại, mang súng đi săn hươu. Một lúc lâu không thấy chồng quay lại, cô đi tìm và phát hiện sự việc.

Vì sự việc xảy ra trong mùa săn bắn tại vườn quốc gia, cảnh sát cũng như Doug cho rằng nguyên nhân do đạn lạc. Thông thường, vì lý do an toàn, người đi săn phải mặc áo khoác phản quang màu da cam để tránh bị thợ săn khác nhầm tưởng thành thú rừng, nhưng không hiểu vì lý do gì, Bruce đã cởi áo ra và bỏ bên người. Cảnh sát sẵn sàng đóng hồ sơ và kết luận đây là vụ tai nạn.

Nhưng biên bản giải phẫu vào ngày hôm sau khiến cảnh sát dẹp bỏ khả năng đạn lạc. Theo biên bản, Bruce đã trúng ba phát đạn được bắn từ xa. Từ vị trí Bruce trúng đạn, điều tra viên nhận định viên đạn đầu tiên xuyên qua chiếc áo phản quang và sượt lưng Bruce. Điều này có thể đã khiến Bruce cởi và vẫy áo phản quang để ra hiệu.

Viên đạn đầu tiên chỉ sượt qua lưng Bruce. Ảnh: Filmrise.

Viên đạn đầu tiên chỉ sượt qua lưng Bruce. Ảnh: Filmrise.

Viên đạn thứ hai bắn xuyên ngực và thoát ra dưới tay phải, có thể đã khiến nạn nhân ngã ra đất và cố gắng bò tới nơi an toàn. Viên đạn cuối cùng, cũng là phát súng chí mạng, đi từ sau lưng và găm vào phổi Bruce.

Kết quả giải phẫu khiến cảnh sát bắt đầu điều tra theo hướng án mạng. Quay lại hiện trường, cảnh sát phát hiện một lỗ đạn trên cọc hàng rào gần nơi Bruce ngã xuống.

Để xác định quỹ đạo viên đạn, cảnh sát dùng dây nối từ độ cao của vết thương luồn qua lỗ trên cọc, từ đó tìm được đầu đạn xuyên qua người nạn nhân và găm vào đất. Tiếp tục lần theo dây, cảnh sát phát hiện bụi cây cách cọc 100 m rất có thể là nơi ẩn náu của xạ thủ vì tại đây có vỏ đạn. Trong nhà hai vợ chồng Bruce, cảnh sát không tìm thấy bất cứ khẩu súng nào có thể bắn cỡ đạn này.

Bruce và Janice mới kết hôn được ba tháng. Đây là cuộc hôn nhân đầu của Bruce nhưng là lần hai của Janice. Trước đó, cô ly hôn J.C. Lee sau 25 năm chung sống vì phát hiện người này qua lại với bạn của con gái.

Trùng hợp, cảnh sát được biết Lee hôm đó cũng đi săn ở vườn quốc gia và cắm trại cách trại của hai vợ chồng Bruce chỉ khoảng 1,2 km, trong khi thông thường thợ săn sẽ cố gắng dựng trại cách xa nhau. Cảnh sát nhận định có thể Lee ghen tức nên đã lập mưu giết chồng mới của Janice.

Làm việc với cảnh sát, Lee cho biết có sở hữu khẩu trường dùng cỡ đạn tại hiện trường nhưng đã bị người vào trong lều trại trộm mất hôm trước hôm xảy ra sự việc. Lee nói tên trộm còn lấy đi một vài viên đạn nhãn hiệu Nosler - trùng với nhãn hiệu của viên đạn tìm thấy tại hiện trường.

Tuy nhiên, cảnh sát phải loại dịch công chứng Lee khỏi diện tình nghi vì bạn gái và sếp của anh ta làm chứng rằng thời điểm xảy ra vụ nổ súng, ba người vẫn ở cạnh nhau.

Cảnh sát chuyển hướng điều tra sang Janice khi họ biết sau đám tang chồng, chị ta gần như thay đổi 180 độ: vứt đồ đạc của Bruce, bán chó và ngựa chồng nuôi cho người khác, tháo tên chồng khỏi địa chỉ nhà riêng,... Giấy tờ tại vườn quốc gia cho biết vài tuần trước khi sự việc xảy ra, Janice từng tới đây cắm trại một mình.

Vị trí cắm trại của các bên. Ảnh: Filmrise.

Vị trí cắm trại của các bên. Ảnh: Filmrise.

Một tháng sau sự việc, cảnh sát được Janice cho biết chị ta sẽ tới nhà em họ chơi để quên nỗi buồn, nhưng sau đó họ phát hiện thẻ tín dụng của Janice được dùng để thanh toán tại sòng bài. Trong lúc điều tra về hoạt động thẻ tín dụng, cảnh sát còn được biết chị ta sẽ thụ hưởng gần nửa triệu USD tiền bảo hiểm nhân thọ nếu Bruce bị tai nạn chết.

Nghi ngờ của cảnh sát với Janice ngày càng tăng khi hơn một năm sau khi chồng hai mất, Janice lấy người chồng thứ ba. Sau ngày cưới không lâu, Janice trở thành người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 100.000 USD nếu chồng chết.

Tuy vậy, cảnh sát không thể tìm được bằng chứng liên kết Janice với vụ án. Dù nhiều lần mở cuộc rà soát hiện trường có sự hỗ trợ của thiết bị dò kim loại, cảnh sát cũng không tìm được khẩu súng trường được dùng làm hung khí. Quá trình điều tra cũng gặp khó khăn vì khu vực vườn quốc gia bị tuyết bao phủ trong 6 tháng mỗi năm. Ba năm trôi qua kể từ khi sự việc xảy ra, cuộc điều tra vẫn không có bước đột phá.

Trong đợt tìm kiếm cuối cùng vào năm 1998, cảnh sát và chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn sục sạo ao nước nhân tạo đằng sau trại của Lee để tìm hung khí. Chuyên gia chỉ ra rằng thật lạ khi thấy bờ ao tại đây được đắp bằng loại bùn bentonite để ngăn nước ngấm hết vào đất.

Câu nói của chuyên gia khiến cảnh sát đột nhiên nhớ ra ngay sau sự việc, Janice phải thay quần và giày dính bùn, hai món đồ này tới nay vẫn ở trong kho chứng cứ. Trong lúc lấy lời khai năm 1995, Janice giải thích đã bước vào bãi lầy gần trên đường về trại nhà mình vào sáng hôm xảy ra sự việc nên quần và ủng dính bùn.

Cảnh sát liền lấy mẫu bùn từ bãi lầy gần đường về trại của Janice, từ ao nước nhân tạo sau trại của Lee, cũng như từ các ao hồ đầm khác trong vườn quốc gia và gửi tới phòng giám định. Kết quả giám định cho thấy bùn khô dính trên quần của Janice có chứa bùn bentonite với thành phần (gồm khoáng chất và kim loại) giống mẫu bùn lấy từ ao nước sau trại của Lee. Trong khi đó, mẫu vật này không trùng khớp với mẫu bùn từ bãi lầy gần trại của Janice hoặc với bất cứ hồ ao đầm nào khác trong vườn quốc gia.

Quần và giày của Janice được lưu giữ trong kho chứng cứ suốt ba năm. Ảnh: Filmrise.

Quần và giày của Janice được lưu giữ trong kho chứng cứ suốt ba năm. Ảnh: Filmrise.

Với chứng cứ trên, cảnh sát cho rằng có thể chứng minh Janice chắc chắn đã lội qua ao nước đằng sau trại của chồng cũ, trùng hợp với việc chồng cũ mất súng. Cảnh sát lập tức bắt Janice và khởi về tội Giết người .

Công tố viên cáo buộc Janice đã lên kế hoạch giết Bruce và đổ tội cho chồng cũ với động cơ tài chính. Sau 25 năm đi săn cùng nhau, Janice biết địa điểm chồng cũ cắm trại hàng năm nên đã chọn hạ trại gần đó. Tước ngày gây án, Janice mò sang trại chồng cũ cách đó khoảng 1,2 km, chọn lối đi qua ao nước nhân tạo sau trại để không bị phát hiện rồi lẻn vào ăn trộm khẩu súng trường.

Sáng hôm sau, Janice mang khẩu súng đi săn một mình, ẩn nấp chờ Bruce đi qua để gây án. Vì đang là mùa săn bắn nên tiếng súng không đánh động mọi người, Janice có đủ thời gian để phi tang hung khí rồi mới gọi trợ giúp.

5 năm sau vụ án mạng, Janice bị kết tội Giết người và lãnh án chung thân không ân xá.

Quốc Đạt (Theo ABC News, Forensic Geology )

Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM bị phê bình

Tối 28/3, thường trực UBND thành phố ra văn bản phê bình nghiêm khắc Sở Tài nguyên và Môi trường vì ban hành công văn "báo cáo công suất hoả táng" gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống Covid-19 của thành phố. Sở này được yêu cầu kiểm điểm các cá nhân liên quan, báo cáo UBND thành phố trong tối nay.

UBND thành phố cho biết dịch công chứng không có chủ trương, không chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành các nội dung theo công văn "báo cáo công suất hoả táng". Công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn đang được kiểm soát tốt. Thành phố có 44 ca nhiễm, trong đó 3 người đã xuất viện, sức khoẻ ổn định và không có trường hợp tử vong.

Công văn do Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ ký ngày 26/3, đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố; Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh nhà Điền Phúc Thành; Công ty Cổ phần đầu tư Long Cơ báo cáo công suất hoả táng tối đa trong trường hợp vận hành liên tục; quy trình tiếp nhận và giải pháp cách ly tối đa để không ảnh hưởng đến con người và các khu vực xung quanh.

Việc này nhằm ứng phó tình hình phòng chống dịch bệnh, song công văn còn viết "đặc biệt với tình huống cần phải hoả táng các bệnh nhân nặng nhiễm virut Covid-19 có thể tử vong".

Văn bản này sau đó được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận trong bối cảnh Covid-19 đang phức tạp. Ngày 27/3, Sở Tài Nguyên và Môi trường thu hồi công văn này.

Tại buổi họp báo chiều nay, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận, văn bản gửi các đơn vị hoả táng có một số nội dung không phù hợp, không rõ, gây ảnh hưởng đến dư luận. Khi nhận được phản ánh, Sở đã thu hồi văn bản.

"Với tư cách là người đứng đầu Sở Tài nguyên và Môi trường, tôi xin nhận trách nhiệm vì đã gây ảnh hưởng tới người dân, các cấp các ngành đang chung tay chống dịch", ông Thắng nói.

Hữu Công

Honda CB-F Concept - bản kỷ niệm 60 năm

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên triển lãm môtô, xe máy Tokyo 2020 (Tokyo Motorcycle Show) bị hủy, ảnh hưởng đến kế hoạch ra mắt các mẫu xe mới của các hãng ở Nhật Bản. Thay vào đó, Honda giới thiệu xe mới trên trang web của hãng từ 27/3. Sự kiện này mang tên Honda Virtual Motorcycle Show.

Honda CB-F Concept ra mắt tại Honda Virtual Motorcycle Show 2020 từ 27/3. Ảnh: Honda.

Honda CB-F Concept ra mắt tại Honda Virtual Motorcycle Show 2020 từ 27/3. Ảnh: Honda .

Dòng sản phẩm CB của Honda ra đời từ những năm 1960, ban đầu lắp động cơ xi-lanh đơn. Đến 1969 xuất hiện Honda CB750F (bản cho thị trường nội địa) với động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng và trở thành khuôn mẫu cho mẫu môtô phong cách cổ điển. Mẫu concept CB-F mừng sinh nhật 60 năm dòng xe CB của Honda ra đời để tôn vinh CB750F và CB900F đầu những năm 1980 (mẫu xe xuất khẩu sang thị trường Mỹ).

CB-F Concept lắp động cơ DOHC 998 phân khối, làm mát bằng dung dịch, lấy từ CB1000R nhưng Honda không tiết lộ thông số chi tiết. Trong khi đó, động cơ của CB1000R có công suất 143 mã lực ở vòng tua máy 7.500 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 104 Nm tại 8.250 vòng/phút. Hộp số 6 cấp.

Điểm nhấn của CB-F Concept nằm ở gắp đơn nổi tiếng Pro-Am ở phía sau, thừa hưởng từ cỗ máy đua RC-series của Honda Racing Corporation và sau đó là xe đường trường VF-series. Xe dài 2.120 mm, rộng 790 mm, cao 1.070 mm.

Dàn áo trang trí với màu bạc kết hợp với các sọc xanh phong cách thập niên 80, bình xăng thừa hưởng từ CB900F. Giảm xóc trước hành trình ngược USD, kết hợp với hệ thống phanh mới với bộ kẹp phanh bốn piston. Giảm xóc đơn Pro-Link sau có thể điều chỉnh.

Honda cho biết, hãng chưa có kế hoạch phát triển CB-F Concept thành phiên dịch công chứng bản xuất.

Tại sự kiện Honda Virtual Motorcycle Show 2020, hãng xe Nhật Bản giới thiệu loạt mẫu xe mới như Honda CBR250RR 2020 , CBR1000RR-R Fireblade, CBR650R, CBR400R, CT125 Hunter Cub, Grom (MSX) và Rebel 500.

Minh Vũ

Ca tử vong do nCoV ở Mỹ tăng gấp đôi sau ba ngày

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong tại Mỹ đã tăng lên 2.047 sau khi ghi nhận thêm 351 trường hợp mới, trong đó thành phố New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 1/4. Một trẻ sơ sinh ở thành phố Chicago, bang Illinois thuộc số ca tử vong mới, đánh dấu trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong đại dịch Covid-19.

Mỹ cũng ghi nhận thêm 18.120 ca nhiễm, nâng số ca nhiễm lên 122.426, là vùng dịch lớn nhất thế giới.

Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết trong cuộc họp báo hôm 28/3 rằng bang này hiện ghi nhận 52.318 ca nhiễm và ít nhất 728 người chết do đại dịch, 172 người được chuyển vào các phòng chăm sóc tích cực. Bang đã xét nghiệm cho tổng số 155.934 người.

Hệ thống chăm sóc y tế bang New York đang trong tình trạng quá tải. Một bệnh viện đã phải xây nhà xác dã chiến, trong khi một cơ sở y tế khác ghi nhận tới 13 người chết trong vòng 24 giờ. Chính quyền bang và Vệ binh Quốc gia đang xây gấp 4 bệnh viện dã chiến với tổng cộng 4.000 giường bệnh để ứng phó. Cuomo cảnh báo có thể mất thêm 21 ngày để dịch bệnh đạt đỉnh tại bang này.

Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị điểm xét nghiệm nCoV cho người dân tại bang Colorado hôm 13/3. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị điểm xét nghiệm nCoV cho người dân tại bang Colorado hôm 13/3. Ảnh: Reuters .

Số liệu mới được công bố trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang xem xét cách ly New York để làm chậm quá trình thành phố này biến thành tâm dịch.

"Có khả năng hôm nay chúng tôi sẽ thực hiện cách ly ngắn hạn, khoảng hai tuần, ở New York, và cũng có thể ở New Jersey, một số khu vực nhất định ở Connecticut", Trump nói hôm 28/3, thêm rằng điều quan trọng là phải bảo vệ bang Florida, điểm đến nghỉ dưỡng yêu thích vào mùa đông của người dân ở đông bắc.

Cuomo phản đối ý tưởng này, khẳng định Tổng thống đã không thảo luận với ông.

"Nếu nói chúng tôi hạn chế người dân về mặt địa lý, đó sẽ là phong tỏa. Sau đó chúng tôi sẽ biến thành Vũ Hán và điều đó chẳng có ý nghĩa gì", Cuomo nói, đề cập đến thành phố ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát và gần như hoàn toàn bị cô lập. Thống đốc New York cũng cho rằng hành động như vậy là không hợp pháp và không hiệu quả.

Trong khi đó, nhiều bang có nguy cơ trở thành những ổ dịch mới. Hạt Los Angeles, bang California đã chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp ba lần chỉ trong 6 ngày và đà tăng vẫn chưa giảm tốc. Những ổ dịch mới có thể xuất hiện tại thành phố Detroit, Chicago và New Orleans. Các bệnh viện và quan chức y tế ở Chicago, bang Illinois đang chuẩn bị đón nhận lượng bệnh nhân tăng mạnh.

Tại bang Louisiana, nơi số người chết tăng hơn 40% trong một ngày và không có dịch công chứng dấu hiệu giảm, các bệnh viện đang quá tải. New Orleans, tâm dịch của bang, đang thiếu máy thở và trang thiết bị đối phó Covid-19.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ hôm 27/3 cho phép sử dụng kit xét nghiệm nCoV mới do Abbott Laboratories sản xuất, cho kết quả chỉ trong chưa đầy 15 phút. Abbott Laboratories dự kiến cung cấp khoảng 50.000 kit xét nghiệm mỗi ngày, bắt đầu từ tuần tới.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho hay công nghệ xét nghiệm mới có thể đẩy nhanh quá trình xét nghiệm nCoV tại các phòng khám. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt các vật dụng y tế dùng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm, như khẩu trang, gạc.

Covid-19 đã xuất hiện tại 199 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán tháng 12/2019. Dịch bệnh đã khiến hơn 660.000 người nhiễm và hơn 30.000 người tử vong. Italy là nước ghi nhận số ca tử vong lớn nhất với hơn 10.000 trường hợp.

Huyền Lê (Theo AFP )

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản.

Kịch bản đầu tiên , là dịch bệnh chỉ tập trung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu khi dịch công chứng đó với Việt Nam nằm ở phía cung, gồm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao. Chịu tác động chính là các ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Ảnh hưởng ở phía cầu trong kịch bản này là du lịch, bởi khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Nếu như chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do sản xuất, tiêu dùng và du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng đưa ra dự báo, trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, GDP cả năm có thể tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực, khi Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

Kịch bản thứ hai đang xảy ra, là dịch bệnh lan rộng sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm tốc độ tăng nhanh số ca nhiễm tại Việt Nam. Đây được xem là kịch bản "cơ sở".

Khác với kịch bản đầu, kịch bản hai tác động mạnh tới phía cầu. Giả định dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất hai tháng (kể từ khi tuyên bố phong tỏa Italy ngày 9/3), tức sẽ kéo dài đến tháng 5-6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố hết dịch, tăng trưởng kinh tế hai quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Trong dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, nếu dịch kéo dài đến quý II, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Nhưng đây vẫn là một con số rất thách thức.

Kịch bản thứ ba là đại dịch kéo dài dẫn đến khủng hoảng. Đây là kịch bản "rất xấu". Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất là Italy. Nếu Covid-19 kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2008, với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng.

Hệ lụy của khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trừ hệ thống ngân hàng Italy.

Với những dữ kiện hiện tại, rất khó để dự báo về diễn biến dịch bệnh. Kịch bản cho nền kinh tế, vì thế, có thể nằm giữa hai giả định "cơ sở" và "rất xấu". Tuy nhiên, chắc chắn là GDP năm nay sẽ không thể đạt 6%.

Việt Nam cần phải chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng có thể chỉ ở mức 5%, với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, con số tăng trưởng năm nay có thể còn thấp hơn.

Trong ngắn hạn, sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L, tương ứng với đà phục hồi rất nhanh từ đáy hay diễn biến chậm hơn, sẽ phụ thuộc vào hai biến số là dịch bệnh và sức khỏe tài chính của các quốc gia.

Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục - VnExpress
×
Chủ nhật, 29/3/2020, 01:37 (GMT+7)

Nhật ký nhà đầu tư bị Covid-19 hạ gục

James B. Stewart, nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu đã sống sót, thậm chí giàu lên qua 4 lần thị trường sập, lại không chuẩn bị được gì cho lần này.

James B. Stewart là cây bút bình luận trên New York Times. Ông hiện là giáo sư báo chí kinh doanh tại Đại học Columbia (Mỹ) và đã viết 9 cuốn sách. Năm 1988, ông được trao giải Pulitzer về báo chí giải thích.

Stewart còn là nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu với 40 năm kinh nghiệm. Trên New York Times, ông đã kể lại kinh nghiệm và bài học của mình từ khi mới đầu tư đến thời điểm đại dịch bùng phát:

James B. Stewart đã có 40 năm đầu tư chứng khoán.

Sáng thứ năm ngày 19/3, bốn tuần sau khi Covid-19 quét qua Mỹ, Dow Jones mất 700 điểm ngay khi mở cửa. Phiên trước đó, nó đã giảm về dưới mốc 20.000 điểm. Chỉ số này đã mất 30% trong một tháng - mạnh nhất lịch sử, thậm chí còn tệ hơn hồi Đại Suy thoái.

Mức giảm thật kinh khủng. Tuy nhiên, tôi biết rằng đây là thời điểm để mua vào, theo quy tắc mà tôi đã tích luỹ qua nhiều thập kỷ đầu tư. Nhưng khi mở máy và đăng nhập vào tài khoản của mình, cái đầu tiên tôi nhìn thấy là giá trị danh mục hiện tại.

Sống trong một căn nhà ở vùng nông thôn New York, đã nhiều ngày qua tôi không vào tài khoản. Giờ tôi chẳng muốn nhìn thấy nó nữa.

Tôi quyết định tốt hơn hết là đi xem dự báo thời tiết. Cũng còn nhiều email phải đọc nữa. Nhưng một tiếng trôi qua, tôi chẳng làm gì cả. Tôi thấy toàn thân mình tê liệt.

Tôi đã đầu tư cổ phiếu gần 40 năm, đã vượt qua và thậm chí giàu lên sau 4 lần thị trường sập. Đáng lẽ, tôi phải chuẩn bị tốt cho lần này rồi. Tuy nhiên, nhìn lại vài tuần qua, tôi nhận ra mình đã vi phạm hầu hết các quy tắc đã được kiểm chứng của chính mình. Khi cuộc sống thường ngày bị đảo lộn, tôi mắc kẹt giữa tâm lý lạc quan và tuyệt vọng. Tôi đã để cảm xúc ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Kinh nghiệm đầu đời

Mùa hè năm 1982, với sự ủng hộ của cha, tôi lần đầu tiên đầu tư vào một quỹ tương hỗ ngay khi tiết kiệm đủ tiền. Hóa ra, 1982 là một năm tuyệt vời. Nhiều năm sau, thị trường tăng đều. Tôi thích tìm kiếm kết quả quỹ tương hỗ của mình trong các bản tin chứng khoán. Trong 5 năm tiếp theo, thị trường tăng gấp 3 lần.

Ngày 19/10/1987, tôi đến thăm anh trai đang học ở Pháp. Khi rời khách sạn ở Strasbourg sáng hôm sau, tôi chợt nhìn thấy trên trang nhất một tờ báo là dòng tít Dow Jones mất 23 gì đó. Tôi thắc mắc khi tin về thị trường chứng khoán Mỹ lại được đăng trên báo Pháp. Ghé mắt nhìn kỹ hơn, tôi thấy số 23%.

Dow đã mất 508 điểm trong một ngày - mức giảm tồi tệ nhất khi đó.

Các nhà môi giới hoảng tại tại Sàn New York ngày 19/10/1987. Ảnh: AP

Tôi cảm thấy cần phải cứu vãn những gì còn lại của khoản tiết kiệm bằng cách đặt lệnh bán. Nhưng tôi đang ở quá xa và không cách nào là phải tiếp tục ôm. Khi trở lại Mỹ, thị trường ổn định lại. Nhưng trong một lần lao dốc sau đó, tôi đã bán toàn bộ khoản đầu tư của mình. Đến tháng 9/1989, thị trường phục hồi hoàn toàn. Tôi chờ đợi trong vô vọng để có thời cơ tốt rót tiền.

Từ đó, tôi thề sẽ không bao giờ giao dịch trong hoảng loạn. Tôi đưa ra một quy tắc: không bao giờ bán vào ngày giảm điểm và không bao giờ mua vào ngày tăng điểm. Quy tắc này giúp tôi thành công trong thập kỷ tiếp theo, khi thị trường tăng trưởng kỷ lục, nhờ sự bùng nổ công nghệ.

Dần dần, tôi hoàn thiện thêm chiến lược của mình. Theo đó, tôi sẽ mua vào mỗi lần thị trường điều chỉnh (giảm 10% so với đỉnh gần nhất). Rồi tôi lại tiếp tục mua thêm mỗi lần giảm 10% sau đó. Bằng cách này, tôi sẽ không bao giờ phải mua ở giá đỉnh.

Kiếm lời năm 2008

Tôi đã áp dụng quy tắc này vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tháng 10 năm đó, khi thị trường đua nhau bán tháo và những người khác khoe khoang rằng mình đã đoán trước điều này để rút chân, tôi tự tin nói mình đang mua vào.

Tất nhiên, giai đoạn đầu cũng không hoàn hảo, vì thị trường có đến 5 lần giảm 10%, với lần cuối là vào tháng 3/2009. Tôi khá ngớ ngẩn khi mua vào trong lần điều chỉnh đầu tiên, vì thị trường sau đó còn giảm thêm 40%. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn thu lời từ những lần mua đầu đó, vì thị trường sau này tăng kỷ lục.

Năm 2009, tôi chẳng phải lo lắng chuyện tham gia lại thị trường. Vì tôi đã ở đó rồi.

Tự tin với Covid-19

Kể từ đó, thị trường chỉ có thêm 5 lần điều chỉnh. Mỗi lần là một cơ hội mua vào cho tôi. Lần giảm 10% cuối cùng là cuối năm 2018. Sau đó, khi tài khoản dần phình lên, tôi tự hỏi bao giờ thị trường mới bán tháo để có thêm cơ hội béo bở nữa. Tôi dần trở nên mất kiên nhẫn. Đến ngày 19/2/2020, S&P 500 thậm chí đóng cửa ở mức cao kỷ lục.

Khi đó, không ai nghĩ đến việc thị trường rơi vào vùng giá xuống, hay Mỹ tiến gần đến suy thoái, dù cổ phiếu đang được định giá cao kỷ lục và Covid-19 bắt đầu lan rộng.

Rồi chỉ một tuần sau, thị trường bắt đầu giảm. Ban đầu chậm, rồi từ từ tăng tốc. Đến ngày 25/2, S&P 500 giảm 7,6% so với đỉnh gần nhất.

Đường phố vắng vẻ ở Via Manzoni (Milan, Italy) vì đại dịch. Ảnh: NYT

Từ góc độ tài chính, tôi không lo lắng về virus. Dịch đã chững lại ở Trung Quốc. Có một vài trường hợp ở Mỹ, hầu hết trong một viện dưỡng lão ở Washington. Mọi người đều nói rằng nước Mỹ có hệ thống chăm sóc y tế tốt hơn, chất lượng không khí tốt hơn và phương tiện hiệu quả hơn để ngăn chặn lây lan so với Trung Quốc.

Là một nhà đầu tư, tôi đã sống qua nhiều dịch bệnh do virus gây ra. SARS, MERS, tả lợn châu Phi, Ebola đều không có tác động rõ rệt đối với chứng khoán Mỹ. Ngay cả đại dịch AIDS tàn khốc cũng ít ảnh hưởng.

Vì vậy, ngày 25/2, tôi đổ tiền vào một quỹ đầu tư theo chỉ số, bỏ qua quy tắc chỉ mua khi thị trường điều chỉnh, do quá háo hức muốn tận dụng cơ hội thoáng qua. Tuy nhiên, cổ phiếu hôm sau giảm thêm một chút. Đến 27/2, S&P giảm gần 5%.

Sau đó, mức điều chỉnh lớn nhất được ghi nhận là giảm 12% so với mức đỉnh tuần trước, trong lúc Covid-19 đã lan rộng toàn cầu, gồm cả Mỹ. Tôi nhận ra rằng mình nên chờ đợi. Tôi cảm thấy ngu ngốc và tội lỗi vì vi phạm quy tắc của tôi. Tôi thề sẽ không làm điều đó một lần nữa.

Điều tồi tệ đến

Vào thứ hai tuần sau đó, S&P tăng gần 5% nhờ tin đồn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp hạ lãi suất. Nhưng đà tăng rất ngắn ngủi. Đến cuối tuần, S&P đã xóa sạch mức tăng đạt được đầu tuần. Dù lo lắng, tôi lại không phải là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Tôi cho rằng cổ phiếu đã định giá rủi ro rồi. Những gì tôi đã biết là thị trường đang điều chỉnh sâu và cần mua thêm.

Tôi có thể còn mua vào sớm hơn, nhưng quyết định tuân thủ đúng quy tắc xưa nay của mình. Nhưng vào thời điểm bất ổn tăng vọt trên nhiều khía cạnh, tôi cảm thấy như mình đang chịu trách nhiệm cho số phận của bản thân vậy. Ban đầu, tôi cảm thấy khá tốt như thể đang chớp được cơ hội. Nhưng cuối cùng lại thành ra lo lắng không yên.

Cuối tuần đầu tiên của tháng 3, tin tức đại dịch ở Italy dồn dập. Những gì dường như là mối đe dọa xa xôi giờ đã có vẻ đến rất gần. Tình hình còn tệ hơn khi Nga và Saudi Arabia quyết định lao vào cuộc chiến giá dầu trong lúc nhu cầu đang giảm mạnh. Giá dầu rơi tự do làm ngành năng lượng khốn đốn.

Tôi dự đoán thị trường sẽ có một ngày thứ hai tồi tệ, nhưng nó thậm chí còn tệ hơn tôi hình dung. S&P đã đóng cửa ngày hôm đó (9/3) với mức giảm 7% - lớn nhất kể từ "Thứ hai Đen tối" năm 1987.

Tôi bị sốc. Cổ phiếu đã giảm nhiều hơn so với mức trung bình của thị trường Mỹ. Quỹ chỉ số chứng khoán quốc tế của tôi đã giảm 20% so với mức đỉnh tháng 2 và quỹ thị trường mới nổi đã mất một phần tư giá trị.

Tôi nghĩ lại về trải nghiệm của mình 33 năm trước, về cảm giác hoảng hốt ở Strasbourg. Tôi cố nhắc nhở bản thân rằng sự biến động là ngắn hạn, quỹ đạo dài hạn của thị trường là luôn luôn tăng. Khi thị trường đi xuống, đó là lúc mua thêm cổ phiếu.

Chỉ số DJIA giảm 10% phiên 12/3 trên sàn New York. Ảnh: Reuters

Vào thứ năm (12/3), sau khi Tổng thống Trump cấm hầu hết các chuyến bay giữa Mỹ và châu Âu, còn các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu đóng cửa, cuộc "tàn sát" trên thị trường chứng khoán thậm chí còn tồi tệ hơn thứ hai. S&P mất 10%, khiến mức giảm so với đỉnh lên 27%.

Theo quy tắc của riêng tôi, đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi không còn nhận ra nữa. Tôi đang bận hủy một kỳ nghỉ vào tuần tới ở Quần đảo Virgin. Tôi bắt đầu suy nghĩ về viễn cảnh cô lập của chính mình, điều mà thậm chí vài ngày trước đó dường như không thể tưởng tượng được.

Tồi tệ hơn, một người bạn ở Tây Ban Nha 40 tuổi khỏe mạnh mà tôi vừa đến thăm vào tháng 11/2019, đã bị bệnh nặng vì Covid-19. Anh ta hôn mê trong bệnh viện Madrid. Tôi lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh, không còn tâm trí nghĩ về thị trường chứng khoán hoặc tài sản đang giảm nhanh chóng của mình.

Biến động kỷ lục

Vài ngày sau, thêm 2 người bạn của tôi nhiễm bệnh. Chiến lược giao dịch của tôi không cứng nhắc, mà dựa trên sự hợp lý. Vài ngày sau, khi đang đi bộ dọc một con đường quê, tôi nghĩ mình đã hết lý do để "án binh bất động". Tôi biết rằng nên mua tiếp khi S&P vẫn đang thấp hơn 20% so với đỉnh gần nhất.

Nhưng thị trường biến động hơn những gì tôi đã từng trải qua. S&P ghi nhận thêm một kỷ lục mới - chuỗi 7 ngày liên tục biến động từ 4% trở lên.

Thứ sáu ngày 13/3, thị trường chứng khoán tăng điểm vào cuối phiên, khi ông Trump hứa sẽ có các biện pháp mới để ngăn chặn dịch bệnh và thúc đẩy nền kinh tế. S&P 500 đóng cửa gần như chính xác ở mức dưới đỉnh 20%. Tôi vẫn không làm gì cả.

Biến động mạnh vẫn tiếp tục. Vào thứ hai sau đó, thị trường sụp đổ, xóa bỏ tất cả mức tăng của ngày 13/3. Dow Jones giảm xuống dưới mốc 20.000 lần đầu tiên sau ba năm. Thị trường đã giảm 30% và đó là thời điểm để mua vào. Nhưng tôi vẫn không hành động.

Ngày hôm sau, thị trường chứng khoán quay đầu tăng. Tôi cảm thấy bị cám dỗ với ý nghĩ mua vào, bởi ám ảnh rằng điều tồi tệ nhất có thể đã đi qua. Tôi lo lắng mình đã bỏ lỡ cơ hội bắt đáy và một lần nữa thất bại với chiến lược của bản thân. Nhưng cơ hội ở mốc giảm 30% so với đỉnh gần nhất không còn, và tôi tự nhắc lại quy tắc không mua trong ngày tăng.

Hôm sau, nhiều tin tốt xuất hiện, nhất là dịch ở Trung Quốc đã lắng xuống. Tuy nhiên, thị trường vẫn đỏ trong phiên sáng, một lần nữa kích hoạt mục tiêu mua ở mốc 30% của tôi. Lần này, sau một lúc do dự, tôi hành động.

Tôi không hưng phấn, nhưng cảm thấy tốt hơn những ngày qua. Tôi đã tập trung sự can đảm để đối mặt với sự thật. Tôi đã hành động theo kế hoạch. Sự tự tin của tôi vẫn duy trì qua ngày hôm sau, với một phiên giảm điểm nữa.

Tâm lý dao động

Tôi kể lại cuộc đấu tranh nội tâm về chuyện đầu tư gần đây cho Frank Murtha, một lãnh đạo tại hãng tư vấn MarketPysch kiêm chuyên gia về tài chính hành vi. Ông nói trường hợp của tôi không bất thường, ngay cả trong các nhà đầu tư dày dạn.

Ông ấy giải thích sự miễn cưỡng xem xét danh mục đầu tư những ngày qua là tâm lý phổ biến. "Thấy mình mất tiền tất nhiên là đau đớn", Frank Murtha nói. "Nó không chỉ là việc bạn nghèo hơn, mà bạn còn thấy xấu hổ, dại dột, như làm hỏng việc vậy. Một trong những điều khó khăn nhất là tách riêng chuyện tiền nong ra khỏi bản ngã của mình", ông nói.

Frank Murtha tiếp can đảm cho tôi đối mặt cảm xúc mua vào. "Không có gì làm giảm sự lo lắng hơn là hành động. Bạn có thể thực hiện những hành động nhỏ, giải quyết nhu cầu cảm xúc mà không khiến tài chính của mình gặp rủi ro không đáng có", ông khuyên.

Vị chuyên gia nói với tôi, cổ phiếu là một trong số ít tài sản mà người ta sẽ cảm thấy khó chấp nhận mua hơn khi nó rẻ hơn. Bởi lẽ, mọi quyết định mua nó đều gắn với những yếu tố tiêu cực. Chính Frank Murtha cũng từng sợ hãi vào năm 2009.

Ít nhất tôi cũng đã không phạm lỗi nghiêm trọng nhất mà ông ta cảnh báo, đó là bán tháo khi thị trường giảm mạnh, vì đó là lúc mọi người sẽ thực sự bị tổn thương. "Sau khi bán ra, đòn bẩy cảm xúc sẽ chống lại bạn. Nếu thị trường giảm hơn nữa, nó sẽ tô đậm nỗi sợ hãi của bạn. Nếu nó tăng trở lại, bạn sẽ không muốn mua sau khi vừa bán. Sau đó, tâm lý sẽ càng tệ hơn. Mọi người không nhận ra sẽ khó khăn thế nào để lấy lại tâm lý", Frank Murtha giải thích.

Chưa thể phấn chấn

Không có gì tôi từng trải qua đủ để giúp tôi sẵn sàng cho tốc độ sụp đổ của thị trường ngày nay. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2000, thị trường ở trong vùng giá xuống đến tháng 10/2002, tức hai năm rưỡi. Thị trường giá xuống gần đây nhất bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài 17 tháng. Không ai biết lần này sẽ kéo dài bao lâu.

Tôi tự nhủ: Ở lần rơi vào vùng giá xuống gần nhất, S&P chưa bao giờ giảm hơn 50% so với mức đỉnh 2007. Trong Đại suy thoái - thị trường giá xuống tệ nhất từ trước đến nay, S&P giảm 86%. Nhưng có lẽ nó không bao giờ chạm mốc 0. Và sau những đợt giảm giá mạnh đó, thị trường không những phục hồi mà cuối cùng còn đạt mức tăng kỷ lục.

Tuần này tôi nhận được một số tin tốt. Bạn tôi ở Tây Ban Nha tỉnh lại từ hôn mê. Các bác sĩ nói rằng ông ấy sẽ phục hồi chậm, nhưng họ vẫn lạc quan. Vào thứ ba (24/3), thị trường tăng vọt, tiếp nối là hai phiên tăng nữa.

Tuy nhiên, tôi không cảm thấy phấn chấn. Kinh nghiệm của tôi cho thấy sẽ có những phiên tăng mạnh giữa lúc thị trường đang có xu hướng giảm tệ nhất. Bây giờ, mục tiêu tiếp theo của tôi là mua vào khi S&P giảm 40% so với mức đỉnh.

Phiên An (theo The New York Times)

Nguy cơ Covid-19 ở New York tệ hơn Vũ Hán

Nếu tốc độ tăng ca nhiễm nCoV mới như hiện nay vẫn tiếp diễn, New York sẽ phải hứng chịu đợt dịch nghiêm trọng hơn nhiều so với Vũ Hán, Trung Quốc hay vùng Lombardy của Italy, theo giới chuyên gia.

Đà tăng hiện tại có thể thay đổi nhờ các biện pháp chống dịch như cách biệt cộng đồng hoặc khoanh vùng, hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thành phố New York vẫn chưa đạt được thành công trong phòng chống dịch vào cùng thời điểm với Vũ Hán và Lombardy. Điều đáng lo hơn là nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ cũng đang đi theo quỹ đạo của New York.

Tờ New York Times của Mỹ đưa ra 4 cách tính quy mô bùng phát dịch tại các thành phố lớn, cũng như cảnh báo nguy cơ vỡ trận nếu các biện pháp kiểm soát không mang lại hiệu quả.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Trong giai đoạn đầu, quy mô dân số không có nhiều ý nghĩa khi một bệnh nhân thường chỉ lây cho vài người, bất kể là họ sống trong một thị trấn 100.000 dân hay đô thị 10 triệu người. Khi bệnh dịch bắt đầu lây lan, số ca nhiễm trên đầu người cho thấy mức độ phát tán của nCoV trong cộng đồng dân cư, cũng như nguy cơ quá tải của hệ thống y tế địa phương.

Vũ Hán hiện ghi nhận gần 51.000 người nhiễm trong tổng số hơn 11 triệu cư dân, đạt tỷ lệ 4,59 ca/1.000 dân. Tỷ lệ ca nhiễm trên 1.000 người của vùng Lombardy là khoảng 3,48. Bang New York có dân số cao gấp đôi Vũ Hán và tới nay đã báo cáo hơn 43.000 ca nhiễm nCoV, đạt tỷ lệ 2,15 ca/1.000 dân.

Con số người nhiễm được xác nhận cũng không phản ánh chính xác mức độ lây trong cộng đồng, do năng lực xét nghiệm hạn chế có thể bỏ lọt nhiều người mắc Covid-19 nhưng chưa có triệu chứng. Sự khác biệt trong tốc độ xét nghiệm giữa các vùng cùng gây khó khăn khi so sánh thống kê.

Tỷ lệ tử vong trên đầu người có thể là phép đối chiếu trực tiếp hơn, do nó bỏ qua nhiều biến số trong xét nghiệm. Khác biệt trong quy trình xét nghiệm ít ảnh hưởng tới phương pháp này, vì những bệnh nhân ốm nặng nhất ở Mỹ thường được xét nghiệm nCoV.

Lombardy là khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất với 0,48 người chết/1.000 dân, tỷ lệ này ở Vũ Hán là 0,23. New York có tỷ lệ tương đồng với phần lớn đô thị tại Mỹ, ở mức 0,02-0,03 ca tử vong/1.000 dân.

Dù vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế, chủ yếu do tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân, cũng như nguồn lực y tế địa phương. Mức tử vong có thể rất cao ở những nơi nCoV lây lan dịch công chứng trong nhà dưỡng lão, dù nó không phát tán nhiều ra cộng đồng.

Phần lớn bệnh nhân Covid-19 qua đời sau vài tuần, khiến số người chết cũng không phản ánh chính xác quy mô đại địch đang bùng phát nhanh.

Tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian sẽ giúp đánh giá nguy cơ bùng phát đại dịch, do nó không chỉ thống kê số người nhiễm mà còn thể hiện tốc độ tăng ca bệnh, từ đó cho thấy tình hình vùng dịch đang tốt lên hay xấu đi.

Mức tăng 40% trên đồ thị cho thấy tổng số ca nhiễm tăng 40% sau một ngày, trong khi 100% tương đương số người mắc Covid-19 tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Các quan chức y tế liên tục đề cập biện pháp "cách biệt cộng đồng" để "làm phẳng đường cong", tức đưa đồ thị này dần tới mức 0.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT .

New York hiện vẫn chứng kiến tốc độ tăng hơn 30%, cho thấy dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh và chưa được kiểm soát, trong khi Vũ Hán đã giảm về mức 0%. Một số thành phố như Baton Rouge báo cáo tốc độ tăng cao nhưng số người nhiễm nCoV vẫn thấp, tức là họ vẫn còn cơ hội làm phẳng đồ thị trước khi Covid-19 bùng phát.

Tốc độ tăng theo số ca bệnh được tính theo số trường hợp dương tính nCoV tại một khu vực nhất định. Nó cho thấy liệu một cộng đồng có thể hãm đà tăng trước khi có quá nhiều người nhiễm, hay "làm phẳng đường cong" được hay không.

Thống kê cho thấy tình hình ở New York chưa có dấu hiệu khả quan. Tốc độ tăng sẽ cao hơn rất nhiều so với Vũ Hán hay Lombardy khi số người nhiễm ở các vùng này tương đương nhau. Nhiều đô thị như Detroit và New Orleans cũng có thể bùng phát dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, Seattle và San Francisco lại đạt nhiều tiến triển trong nỗ lực kiểm soát.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT .

Đồ họa này cũng hạn chế nhầm lẫn khi cho rằng một thành phố đang thành công khi duy trì đà tăng chậm vào giai đoạn đầu. Nhiều cách tính dựa trên tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian, khiến mọi người lầm tưởng rằng những địa phương bùng phát dịch nhanh chóng đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Tuy nhiên, cộng đồng có tốc độ tăng ca bệnh cao với số người nhiễm lớn mới là nơi gặp vấn đề nghiêm trọng, bất kể là khi Covid-19 bùng phát sau 10 hay 100 ngày kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên.

Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, hơn 1.700 người chết và hơn 2.500 trường hợp bình phục. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và trên 500 bệnh nhân tử vong trên toàn quốc.

Vũ Anh (Theo New York Times )

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.

dịch công chứng

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

4 năm sau câu nói của "bố già Chanel", công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang

Kể cả bạn có không thích ý tưởng này đi chăng nữa thì vẫn phải thừa nhận thế này: Công nghệ thống trị thế giới bởi vì nó đã thay đổi thế giới” - Karl Lagerfeld, huyền thoại làng thời trang thế giới, giám đốc sáng tạo của Chanel đã từng nhận định như vậy vào năm 2016, cũng là năm ông khiến thế giới phải ngả mũ với dàn người mẫu đeo mặt nạ robot sải bước trên sàn catwalk đầy tự tin. Và sau 4 năm, tới 2020 này, chẳng ai có thể phủ nhận tuyên bố của ông được nữa. 

Công nghệ đã thay đổi thế giới, và tất nhiên thay đổi cả ngành thời trang nữa. Máy móc xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta, trở thành một phần của ngành thời trang trên toàn thế giới. Thương mại điện tử, công nghệ thực tế ảo đã thay đổi cách chúng ta mua sắm, nhìn ngắm và lựa chọn món đồ phù hợp với gu bản thân. Bạn không cần phải đến tận nơi để thử đồ nữa. Ngay cả các nhà thiết kế thời trang cũng đang thử nghiệm hàng loạt đất diễn mới, trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Những chiếc điện thoại không còn chỉ là thứ để dành cho nghe, gọi mà còn tiến bước vào lĩnh vực thời trang, trở thành tâm điểm của sự chú ý nhờ vào thiết kế khác biệt, vẻ ngoài cá tính gắn liền với những thương hiệu thời trang nổi danh.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 1.

Đầu năm nay, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Samsung hợp tác với thương hiệu thời trang lừng danh Thom Browne cho ra mắt Galaxy Z Flip phiên bản đặc biệt, có giá lên tới 2.480 USD, đi kèm đồng hồ thông minh Galaxy Watch Active và tai nghe không dây Galaxy Buds+. Tất cả những món phụ kiện đi kèm Galaxy Z Flip phiên bản đặc biệt này cũng được thiết kế riêng, mang vẻ ngoài đậm chất thời trang táo bạo. Cái bắt tay hợp tác giữa 2 ông lớn thời trang - công nghệ này một lần nữa khẳng định mối liên hệ bền chặt đến bất ngờ giữa 2 lĩnh vực tưởng chừng như không liên quan tới nhau này, đồng thời chứng minh sự thống trị và tầm ảnh hưởng rộng khắp của công nghệ như lời Karl Lagerfeld nhận xét năm nào.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 2.

Trên thực tế, từ cuối thế kỷ 20, công nghệ đã bắt đầu xuất hiện trên các sàn diễn thời trang một cách lặng lẽ. Năm 1998, Helmut Lang đã tung ra bộ sưu tập Thu 1998 với những người mẫu mặc phục trang đính kèm đĩa CD. Năm 1999, Hussein Chalayan trở thành một trong những nhà thiết kế thời trang đầu tiên mang công nghệ vào trong thiết kế trang phục và cho đến tận bây giờ, ông vẫn rất thích làm điều này. Bộ sưu tập Xuân 2000 năm đó gây ấn tượng với “chiếc váy máy bay” có khả năng vẫy cánh nhờ điều khiển từ xa, biến những bộ phục trang trên sàn catwalk trở nên sống động hơn bao giờ hết.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 3.

Điều thú vị là, ngay cả thời trang cũng đã truyền cảm hứng cho công nghệ, chứ không chỉ tồn tại sự ảnh hưởng theo chiều ngược lại. Vào mùa xuân năm 2000, Donatella Versace giới thiệu chiếc váy họa tiết rừng nhiệt đới, sau đó được ca sĩ Jennifer Lopez mặc tại lễ trao giải Grammy Awards 2000. Hình ảnh J.Lo trong chiếc váy đặc biệt này đã được tìm kiếm nhiều tới mức nó đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của Google Images - công cụ tìm kiếm hình ảnh chúng ta đã quen thuộc cho tới ngày hôm nay.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 4.

Năm 2013, nhà thiết kế thời trang Hà Lan Iris van Herpen đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận về quần áo, khi sử dụng những bộ trang phục được “may” bằng công nghệ in 3D. Nhưng quan trọng nhất, vào năm 2015, Misha Nonoo đã không sử dụng format trình diễn thời trang truyền thống, thay vào đó lại lựa chọn Instagram làm nền tảng chính để thể hiện. Tới năm 2019, 2 nhà thiết kế của Coperni, Sebastien Meyer và Arnaud Vailant tiếp tục sử dụng Instagram làm nơi phô bày bộ sưu tập Thu 2019 của mình.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 5.

Sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội chú trọng vào hình ảnh, trải nghiệm bản thân, điển hình như YouTube, Instagram, Tik Tok đã dẫn tới sự thay đổi trong thiết kế sản phẩm công nghệ, lẫn cách thể hiện của giới thời trang. Đặc quyền thể hiện phong cách thời trang giờ đây không chỉ gói gọn trong giới người mẫu, vốn phải tranh giành suất diễn tại các liên hoan thời trang đẳng cấp quốc tế hay hy vọng được xuất hiện trên trang bìa các tạp chí nổi tiếng. Với một chiếc smartphone cùng nền tảng mạng xã hội hỗ trợ mạnh mẽ, bất cứ ai cũng có thể trở thành người của công chúng, có thể tạo xu hướng thời trang hoàn toàn mới, chỉ cần chứng tỏ được khả năng, cá tính và sự độc đáo. 

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 6.

Giới thời trang thay đổi, cách thể hiện thay đổi kéo theo sự đột phá trong công nghệ chế tạo smartphone. Không chỉ tập trung vào khả năng chụp ảnh, tốc độ xử lý và màn hình ngày một rộng hơn, smartphone giờ đây chú trọng vào khả năng biến đổi, thích nghi với xu hướng thời trang mới, cách thể hiện mới trên nhiều nền tảng mạng xã hội. Một trong những xu hướng biến đổi ấn tượng nhất được nhắc đến trong 2 năm gần đây đó là công nghệ màn hình gập.



Nhờ màn hình gập lại được, chiếc Galaxy Fold năm 2019 với kích cỡ khi mở ra tương đương với một chiếc máy tính bảng, nay có thể biến hóa gọn nhẹ chỉ trong bàn tay người sử dụng. Kỳ diệu hơn nữa, cơ chế gập dọc dạng vỏ sò của chiếc Galaxy Z Flip 2020 còn cho phép thu nhỏ chiếc máy lại chỉ vừa bằng một hộp phấn, hoàn toàn phù hợp với xu hướng sử dụng túi cầm tay dáng nhỏ của nữ giới hiện đại. Không chỉ có vậy, nhờ cơ chế bản lề ẩn, người dùng còn có thể bật mở Galaxy Z Flip ở nhiều góc khác nhau, như với máy tính xách tay vậy. Với Galaxy Z Flip, những Instagrammer, YouTuber có thể selfie ở mọi góc độ, thực hiện video chat mà không cần chạm tay, hoàn toàn phù hợp với xu thế thể hiện cá tính thời trang thông qua mạng xã hội.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 8.
4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 9.

Thời trang cao cấp luôn có thiết kế táo bạo, khác biệt, thậm chí chưa từng thấy ở bất cứ đâu. Đây cũng là lý do vì sao từ Karl Lagerfeld đến Chalayan đều rất thích thú với việc ứng dụng công nghệ lên các sản phẩm của mình. Vì nhờ có công nghệ, họ mở rộng được tính sáng tạo và từ đó, tìm ra sự khác biệt hoàn toàn so với những bộ sưu tập thông thường trong giới. 

Và đó cũng là lý do những chiếc smartphone màn hình gập ngay lập tức có chỗ đứng trong giới thời trang vì thiết kế độc đáo chưa từng thấy. Không chỉ có vậy, những chiếc smartphone gập như Galaxy Z Flip còn gây ấn tượng vì lần đầu tiên ứng dụng chất liệu kính lên màn hình, vừa tạo vẻ sang trọng lại tăng thêm độ bền cho máy. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua khả năng gập lại như một hộp phấn của Galaxy Z Flip được đánh giá là 1 trong 4 yếu tố khác biệt trong thiết kế của sản phẩm, theo lời Taejong Kim, Phó chủ tịch phụ trách nhóm thiết kế sản phẩm của Samsung (kích cỡ, góc nghiêng, phong cách mới và vẻ ngoài mới). Rút điện thoại ra khỏi túi, dùng tay lật mở máy, bạn có thể thu hút sự chú ý của bất cứ ai.

4 năm sau câu nói của bố già Chanel, công nghệ đã thực sự lên ngôi trong lĩnh vực thời trang - Ảnh 10.

Thêm vào đó, việc hợp tác với Thom Browne cũng là bước đi không thể hoàn hảo hơn của Samsung trong việc dịch công chứng kết hợp những sản phẩm công nghệ phục vụ đúng nhu cầu người dùng với lĩnh vực thời trang đã có tuổi đời cả trăm năm. Nhờ vậy, người dùng vừa có trong tay những chiếc smartphone hữu dụng, vừa đáp ứng nhu cầu khoe cá tính, thể hiện phong cách.

Cách đây 4 năm, thời điểm mà Karl Lagerfeld nhận định về sự thống trị của công nghệ, vẫn chưa có hãng nào thực sự mạnh tay trong việc kết hợp thời trang với smartphone. Nhưng khi bước vào kỷ nguyên của những chiếc smartphone gập, vào thời kỳ mà smartphone “kiểu cũ” chuẩn bị bão hòa, việc tạo ra những sản phẩm đậm chất thời trang mà vẫn đảm bảo tính hữu dụng chắc chắn sẽ trở thành xu thế mới.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ít nhất trong 2 tuần tới người dân cần tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện...

Cụ thể như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 1.

Những việc cần làm ngay trong 2 tuần tới

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc sau:

- Thứ nhất , hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.

- Thứ hai , ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Thứ ba , đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Thứ tư , tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Thứ năm , cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

- Thứ sáu , nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

- dịch công chứng Thứ bảy , trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe. (Hình minh họa).

Trước đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

- Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

- Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú. Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị người bệnh, đặc biệt là những người đang làm việc tại các khoa bệnh nhiệt đới.

Nguồn: Bộ Y tế