Ngày 6/4, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, trong một tuần kể từ khi cách ly (từ 28/3 đến 5/4), khoa Phụ sản của bệnh viện ghi nhận 5 trẻ sơ sinh chào đời. Trong đó 2 sản phụ là nhân viên của bệnh viện, 3 sản phụ là bệnh nhân đang điều trị tại đây do mắc kèm bệnh lý nền.
5 thiên thần nhỏ chào đời tại Bệnh viện Bạch mai trong thời gian cách ly.
Theo PGS.TS Phạm Bá Nha - Trưởng khoa Sản, khoa còn gần 10 thai phụ đang chờ sinh. Ngoài ra nhiều nhân viên y tế của bệnh viện đang mang bầu trong khu cách ly chuẩn bị đến ngày sinh cũng được chuẩn bị sẵn sàng các phương án để đảm bảo an toàn cao nhất cho cả mẹ và con.
Trong những cháu bé chào đời trong thời khắc đặc biệt này, có 2 trường hợp đáng lưu ý.
Bé thứ nhất là con của sản phụ 35 tuổi, mổ đẻ 1 lần, sảy thai 1 lần. Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Trong lần mang thai này bị tiểu đường thai kỳ, viêm tụy cấp một lần ở tuần thai 28. Ngày 26/3 thai phụ đến Bệnh viện Bạch Mai khám lại ở tuần thai 36, xét nghiệm thấy huyết tương đục (Triglyceride trong máu rất cao), có nguy cơ viêm tụy cấp lại, được cho nhập viện cấp cứu.
“Thai phụ được truyền insulin tĩnh mạch liên tục, sau một ngày mới định lượng được Triglyceride máu là 13,8 mmol/L(Triglyceride >10 có khả năng gây viêm tụy cấp), sau 2 ngày được ngừng truyền insulin. Đến chiều 28/3 mẹ được chuyển khoa sản mổ cấp cứu do tim thai dao động kém. Kết quả bé gái nặng 2,6 kg chào đời khỏe mạnh, cháu đã được về với mẹ vào ngày 31/3”, BS Nha nói.
Sản phụ được các nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai chăm sóc chu đáo, tận tình.
Trường hợp bé thứ 2 là con của sản phụ 40 tuổi. Người phụ nữ này từng có một con mổ đẻ năm 2004, bỏ thai 2 lần.
Từ ngày 27/3 sản phụ thấy mệt, khát nước, uống nhiều, phù chân. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện ngày 20/3 (tuần thai 33), xét nghiệm đường máu là 18,0 mmol/L, HbA1C 10,4%, Protein niệu 1,0g/L. Xét nghiệm khí máu động mạch có pH: 7,22, HCO3-: 4,8, pCO2: 21,3… nên được cho nhập viện cấp cứu với chẩn đoán Tiểu đường – Nhiễm toan ceton/Thai 33 tuần – Tiền sản giật.
Bệnh nhân được điều trị cấp cứu, đến ngày 24/3 thì chuyển được insulin từ truyền tĩnh mạch sang tiêm dưới da 38 đơn vị/ngày. Đến chiều ngày 3/4 được chuyển khoa Sản mổ đẻ do thai to, đa ối, nứt vết mổ cũ. Kết quả bé gái nặng 3,8kg chào đời khỏe mạnh.
Cặp vợ chồng hạnh phúc bên đứa con của mình.
Theo TS. BS Nguyễn Quang Bảy - Trưởng Khoa Nội tiết, Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, để cho các bác đỡ "hú vía" thì các thai phụ cần đi khám, sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ sớm, tránh để quá muộn.
"Ví dụ sản phụ thứ 2 có rất nhiều yếu tố nguy cơ của tiểu đường như tuổi cao (trên 35), tiền sử đẻ con to (4000g), có mẹ đẻ bị tiểu đường, khám thấy thai to và đa ối… mà không được tầm soát", BS Bảy nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét